6 Nguyên Tắc Chính Của Việc Dạy Học Phát Triển Năng Lực

  1. Công bằng là yếu tố đầu tiên

Công bằng không có nghĩa là tất cả các học sinh đều học và làm những điều tương tự như nhau. Công bằng ở đây có nghĩa là cung cấp cho mỗi học sinh những gì họ cần để đạt được cùng một mục tiêu cuối cùng.

Đây là một nguyên tắc chính của giáo dục dựa trên năng lực bởi vì nó hướng đến sự phát triển và thế mạnh của mỗi cá nhân thay vì một chuẩn chung duy nhất. Học sinh được dạy và hỗ trợ dựa trên điểm mạnh và điểm yếu riêng, mỗi cá nhân đều có cơ hội thành công như nhau. Do đó, khả năng dự đoán thành tích dựa trên văn hóa, tầng lớp xã hội, thu nhập hộ gia đình hoặc ngôn ngữ bị loại bỏ hoàn toàn.

Giáo dục dựa trên năng lực cũng giúp tạo ra một nền văn hóa hòa nhập, nơi tất cả học sinh cảm thấy an toàn và được tôn trọng.

  1. Nhấn mạnh vào các năng lực có thể đo lường giúp hình thành và phát triển các kỹ năng cho cuộc sống

Năng lực phải được xác định trước và đặt làm mục tiêu học tập cho mỗi học sinh.

Nhưng những năng lực này dựa trên cái gì?

Thay vì chỉ kiểm tra kiến ​​thức đầu, năng lực tập trung vào sự hiểu biết thực tế mà học sinh có về môn học.

Những năng lực này có thể dựa trên:

  • Khả năng nắm bắt các khái niệm chính
  • Khả năng áp dụng kiến ​​thức cho các vấn đề có ý nghĩa
  • Làm chủ các kỹ năng liên quan

Để các kết quả được đo lường, các năng lực cần hình thành cho học sinh phải được xác định trước bởi lãnh đạo nhà trường. Để làm được điều này, cần sự hợp lực của toàn bộ giáo viên để xây dựng và phát triển các kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết từ đó xác định mức độ thành thạo các kỹ năng.

  1. Minh bạch giúp học sinh nắm quyền chủ động

Mục tiêu cuối cùng của mỗi học sinh trong một lớp học cụ thể là gì?

Câu trả lời cho câu hỏi này không nên chỉ dành cho giáo viên.

Các mục tiêu học tập được đặt ra cho cả lớp (và toàn trường) phải rõ ràng cho cả học sinh và phụ huynh.

Trong một hệ thống giáo dục dựa trên năng lực, học sinh hiểu ba điều sau khi bắt đầu lớp học:

  • Những gì học sinh cần học
  • Làm thế nào để biết là học sinh đã làm chủ được nội dung bài học
  • Học sinh sẽ được đánh giá như thế nào

Khi mỗi học sinh có mục tiêu cuối cùng rõ ràng, chúng sẽ chịu trách nhiệm nhiều hơn cho việc học của chính bản thân mình.

Ví dụ, một học sinh hiểu rằng con cần phải hiểu về môn toán và áp dụng nó bằng cách hoàn thành dự án thiết kế một khu vườn nhỏ. Học sinh cần sử dụng các kỹ năng toán học để đo kích thước của khu vườn và xác định có bao nhiêu cây sẽ là phù hợp.

Nếu học sinh hiểu rõ những gì con cần làm để chủ động chiếm lĩnh và thành thạo kiến thức trên lớp, học sinh đó sẽ chủ động hơn đối với quá trình học tập của mình. Sau đó, khi học sinh gặp phải khó khăn trong dự án hoặc thiếu kiến ​​thức để hoàn thành dự án một cách chính xác, học sinh đó sẽ tự mình nhận ra rằng chúng cần sự giúp đỡ.

Do đó, mục tiêu và kết quả minh bạch giúp học sinh có trách nhiệm với con đường học tập của mình. Điều này cũng giúp học sinh học tập tốt hơn cả ở trường và sau này khi đến tuổi trưởng thành.

  1. Học sinh nhận được sự hỗ trợ cá nhân cần thiết

Theo ví dụ ở trên, khi học sinh có vấn đề với dự án làm vườn và cần có sự giúp đỡ.

Khi đó giáo viên sẽ xuất hiện. Trong môi trường giáo dục dựa trên năng lực, học sinh nên có một khung thời gian chung để hiểu rằng nên giải quyết vấn đề trong bao lâu trước khi yêu cầu giúp đỡ và khi nào trong giờ học học sinh có thể tiếp cận giáo viên.

Giáo dục dựa trên năng lực hoạt động thông qua sự không công bằng để tạo nên sự công bằng giữa các học sinh chính là như vậy. Vì vậy, khi giáo viên làm việc với học sinh nhận ra những điểm yếu khác nhau và giúp học sinh phát huy điểm mạnh của mình, mỗi học sinh sẽ tiến về phía trước để làm chủ trên con đường học tập của mình một cách độc đáo (nhưng không kém phần hiệu quả). Kinh nghiệm học tập cá nhân này mang lại cho mỗi học sinh một cơ hội bình đẳng để thành công.

Tuy nhiên, để quá trình này hoạt động trơn tru, giáo viên phải có sẵn các nguồn lực để trợ giúp học sinh. Ngoài ra, học sinh có thể yêu cầu sự trợ giúp từ bạn mình: giáo viên cũng cần nhận thức đầy đủ về từng tiến bộ của học sinh.

  1. Giáo viên đánh giá sự phát triển và khả năng làm chủ các kĩ năng

Có nhiều hình thức và mục đích khác nhau liên quan đến việc đánh giá học sinh. Dưới đây là ba loại đánh giá đặc biệt hữu ích trong quá trình dạy học phát triển năng lực:

Đánh giá quá trình

Những đánh giá này giúp giáo viên xác định vị trí của mỗi học sinh trong quá trình học tập và điều chỉnh việc giảng dạy khi cần thiết.

Đánh giá này cung cấp cho giáo viên khả năng điều chỉnh trong thời gian thực bằng cách xác định rõ ràng các lĩnh vực chính mà học sinh cần cải thiện.

Ví dụ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh gửi một bài luận video hoặc tạo một danh sách những trang web mà học sinh tham khảo. Những loại đánh giá này cho phép học sinh thể hiện sự hiểu biết của họ về chủ đề, là cơ sở cho việc học tập dựa trên năng lực. Sau đó, giáo viên có thể điều chỉnh bài học tiếp theo cho phù hợp hoặc lên kế hoạch giảng dạy riêng cho những học sinh kém hơn.

Đánh giá khả năng ứng dụng

Yêu cầu học sinh sử dụng kiến ​​thức của mình và áp dụng nó vào các tình huống trong thế giới thực là một cách hiệu quả để thể hiện mức độ làm chủ các năng lực. Thêm vào đó, học sinh có thể phát triển các kỹ năng mà chúng sẽ cần trong tương lai.

Hình thức đánh giá này có thể bao gồm sử dụng kiến ​​thức tiếng Anh để viết thư xin việc cho đơn xin việc hoặc sử dụng hiểu biết về vật lý để thiết kế và xây dựng một tòa tháp từ tăm xỉa răng và kẹo dẻo.

Đánh giá tổng kết

Khi sử dụng công nghệ trong lớp học, việc đánh giá tổng kết trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhiều phần mềm trong lớp học cho phép giáo viên và học sinh đánh giá và báo cáo tiến độ, giúp giáo viên thấy chính xác từng học sinh đang ở đâu trong quá trình học tập.

  1. Học sinh tiến bộ khi chúng thể hiện sự thành thạo

Bằng cách bao gồm các đánh giá thường xuyên và báo cáo tiến độ dựa trên dữ liệu, giáo viên hiểu được mỗi học sinh đang ở đâu trong quá trình học tập.

Khi học sinh thể hiện sự hiểu biết rõ ràng về chủ đề, chứng minh khả năng áp dụng sự hiểu biết đó và cho thấy sự thành thạo của các kỹ năng quan trọng, đó là thời gian để học sinh tiếp tục để nâng cao và cải thiện các năng lực của mình.

Trên đây là 6 nguyên tắc của giáo dục tiếp cận năng lực hay dạy học phát triển năng lực (theo cách gọi của Việt Nam). Những nguyên tắc đó là nền tảng cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các mô hình dạy học phát triển năng lực trên thực tế.

Nguồn: Táo Giáo Dục 

3 thoughts on “6 Nguyên Tắc Chính Của Việc Dạy Học Phát Triển Năng Lực

  1. Quỳnh says:

    Bạn có thể trích dẫn nguồn tham khảo cho bài viết được không?
    Nếu không có nguồn tham khảo thì tính thuyết phục của bài viết sẽ không cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *