MỘT SỐ CÁCH TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA

Mặc dù không có cách tiếp cận hay quy trình nào dành riêng cho dạy học phân hoá, nhưng có một số cách hoạt động đặc biệt hiệu quả trong quá trình phân hoá học sinh. Những cách được nêu dưới đây cho phép giáo viên dễ dàng thay đổi độ phức tạp hay hình thức của nhiệm vụ dành cho những học sinh khác nhau. Điều quan trọng là học sinh và phụ huynh cần hiểu rằng tất cả các nhiệm vụ được thiết kế để giải quyết các mục tiêu học tập giống nhau.

Một số cách phân hoá phổ biến bao gồm:

Bảng lựa chọn: Bảng lựa chọn là một kỹ thuật phổ biến được sử dụng để cung cấp cho học sinh những lựa chọn trong quá trình học tập. Nó còn được gọi là bài tập Tic-Tac-Toe (cờ ca rô) vì thiết kế đặc điểm thiết kế của nó.

Bảng lựa chọn có thể được sử dụng để giúp học sinh học tập và thể hiện mức độ làm chủ kiến thức của mình. Khi thiết kế bảng lựa chọn, phải đảm bảo các lựa chọn đều hướng đến việc giải quyết cùng một mục tiêu học tập và có thể dựa trên đam mệ (ví dụ: thể thao, âm nhạc, nghệ thuật) hoặc sở thích học tập (ví dụ: phong cách học tập hoặc đa trí tuệ). Mỗi lựa chọn được kiểm tra đánh giá theo những tiêu chí đánh giá giống nhau.

Khối lập phương: Học sinh tung một khối lập phương và thực hiện các hoạt động xuất hiện trên mặt của khối lập phương. Chúng ta có thể phân hoá một khối lập phương theo bất kỳ tiêu chí nào như: năng lực, phong cách hay sở thích học tập của học sinh.

Để khối lập phương phân hoá hiệu quả, điều quan trọng là cho học sinh có cơ hội được lựa chọn ví dụ như có hai hoặc nhiều lựa chọn trên mỗi mặt của hình lập phương, hay được quyền nhận sự tư vấn của nhóm/ bạn trước khi trả lời.

Các khối lập phương có thể được thiết kế cho các hoạt động cụ thể như quan điểm về một cuốn tiểu thuyết hoặc các khía cạnh khác nhau của một sự kiện lịch sử. Các khối lập phương khác nhau nên trao cho các nhóm khác nhau với các hoạt động khác nhau sao cho phù hợp với sở thích học tập của học sinh. Chúng ta có thể viết trực tiếp các yêu cầu lên khối lập phương hoặc đơn giản là viết các số lên mặt của khối lập phương và kèm theo bộ câu hỏi tương ứng với con số trên mặt hình lập phương đó (giống trò chơi xúc xắc)

Trạm học tập: Các trạm cung cấp các hoạt động khác nhau ở nhiều vị trí trong lớp học hoặc trường học. Các trạm học tập không có tác dụng phân hoá nếu tất cả học sinh đều đến tất cả các trạm và làm những nhiệm vụ giống nhau. Để phân hoá hiệu quả, các trạm học tập chỉ dành cho những học sinh cần hay quan tâm đến công việc tại trạm đó, hoặc công việc tại các trạm có thể được sắp xếp theo sở thích hay hứng thú học tập của học sinh.

Hợp đồng học tập: Giáo viên và học sinh thỏa thuận bằng văn bản về một nhiệm vụ phải hoàn thành. Thỏa thuận bao gồm các mục tiêu học tập và tiêu chí đánh giá, quy định về sản phẩm học tập, cách đánh giá và chi tiết tổ chức như thời hạn và điểm kiểm tra.

RAFT: là từ viết tắt của Role – Đối tượng đóng vai, Audience – Đối tượng hướng đến, Form- Hình thức thể hiện, Topic – chủ đề/ thông điệp. Các yếu tố này được thể hiện trên một bảng. Học sinh chọn một nhân vật để đóng vai hoặc giáo viên giúp học sinh chọn. Cho học sinh đọc qua các cột để tìm hiểu vai trò mà chúng sẽ đảm nhận, đối tượng chúng sẽ giải quyết, hình thức chúng sẽ thể hiện và thông điệp. Ví dụ, một học sinh có thể đảm nhận vai trò của một nhân vật lịch sử nhắm đến đối tượng của một thời đại cụ thể, hình thức là một bài hịch, thông điệp là kêu gọi đấu tranh. Học sinh có thể phát triển một bài phát biểu hoặc một bài luận về một chủ đề liên quan đến đối tượng lịch sử đó.

RAFT giúp tạo ra các nhiệm vụ học tập dựa trên sở thích, hứng thú của học sinh (đặc biệt là trong các cột của đóng vai và đối tượng hướng đến), và các mức độ sẵn sàng khác nhau bằng cách thay đổi độ khó của một số hàng hoặc tạo các bài tập RAFT riêng biệt cho các nhóm nhọc sinh khác nhau.

Phân tầng: Khi chúng ta muốn phân cấp một nhiệm vụ, chúng ta sẽ tạo ra các phiên bản khác nhau của nhiệm vụ để phù hợp với năng lực khác nhau của học sinh. Để tạo một bài tập phân cấp, hãy chọn hoặc tạo một hoạt động dành cho cấp cao nhất trước, sau đó tạo các phiên bản bổ sung của hoạt động đó để phù hợp dần với các cấp độ thấp hơn. Hãy nhớ rằng tất cả các nhiệm vụ cần đảm bảo tiêu chí: hấp dẫn, thú vị và thử thách đối với tất cả người học. Bài tập theo phân cấp thường được gọi là các nhiệm vụ song song – đặc biệt là trong toán học.

Học sinh Cách tổ chức day học phân hoá Chiến lược
Nền tảng tư duy: kiến thức cũ, các kỹ năng bao gồm: kỹ năng học tập, thói quen làm việc, kinh nghiệm

 

Sở thích, hứng thú: sở thích cá nhân, xã hội, nghề nghiệp

 

Phong cách học tập: thói quen về môi trường, kiểu học tập, loại hình trí thông minh, khác…

– Bảng lựa chọn

 

– Hình lập phương

 

– Trạm học tập

 

– Hợp đồng học tập

 

– RAFT

 

– Phân cấp

 

– Khác

• Xác định điểm tương đồng và khác biệt

ví dụ: Sơ đồ Venn

• Tóm tắt và ghi chú

ví dụ: bản đồ tư duy, bản đồ khái niệm

• Củng cố nỗ lực và cung cấp sự công nhận

ví dụ: thiết lập mục tiêu

• Bài tập về nhà và thực hành

ví dụ: mô phỏng

• Các hình thức diễn tả phi ngôn ngữ

ví dụ: tổ chức đồ họa, bức tranh sống

• Học tập hợp tác

ví dụ: ghép hình, chia sẻ suy nghĩ

• Đặt mục tiêu và cung cấp thông tin phản hồi

ví dụ: thẻ ra cửa, phiếu tự đánh giá

• Tạo và kiểm tra các giả thuyết

ví dụ: điều tra khảo sát

• Câu hỏi, tín hiệu và tổ chức trước

ví dụ: hướng dẫn dự đoán, thói quen suy nghĩ


Tham khảo:

Tài liệu Hoạt động dạy học – Ý tưởng và công cụ

Nội san Giáo viên hiệu quả – Dạy học phân hóa

Táo Giáo Dục 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *