Nghệ Thuật Kết Nối Với Học Sinh Trong Lớp Học

Dạy một lớp đông có thể là một nhiệm vụ khó khăn và thử thách. Chú ý đến từng chi tiết là chìa khóa để quản lý thời gian của bạn một cách hiệu quả trong việc kết nối với học sinh và chạm đến trái tim của chúng. Mặc dù có thể khó khăn, nhưng nó sẽ có ích cho việc giảng dạy, và học tập của học sinh, giúp học sinh thích thú với lớp học. Với quy mô lớp học lớn đặc trưng cho hệ thống trường công hiện tại, hầu như không thể cung cấp cho mọi học sinh sự quan tâm đến từng cá nhân mà chúng cần để phát triển. Chúng ta đều biết rằng những đứa trẻ khác nhau có phong cách học tập khác nhau. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể áp dụng kiến ​​thức này một cách hiệu quả và có ý nghĩa vào lớp học? Quá trình dạy kèm học sinh một mình đã cho phép tôi tìm hiểu một số kỹ thuật để tiếp cận với trái tim học sinh một cách NHANH CHÓNG để tôi có thể dạy chúng theo cách hiệu quả nhất mà tôi có thể. Khi bạn giảng dạy ở một lớp học đông người, ít có thời gian tương tác cá nhân thì bạn vẫn có những cách để khiến mỗi học sinh cảm thấy quan trọng và giúp chúng tự tin vào bản thân để thành công. Kết nối với học sinh là cả một nghệ thuật và bạn cũng có thể làm được điều đó.

  1. Hiểu về học sinh như là một cá thể độc lập với đầy đủ khả năng

Chúng ta không cần phải biết đầy đủ về câu chuyện và cuộc sống của học sinh để có thể kết nối với chúng. Mỗi đứa trẻ có sở thích gì đặc biệt? Đam mê hàng đầu của chúng là gì? Chúng giỏi ở những môn học/ lĩnh vực nào? Với suy nghĩ sáng tạo, chúng ta có thể nghĩ ra cách để liên hệ vấn đề chủ đề lớp học với một lĩnh vực kiến ​​thức mà học sinh yêu thích. Nếu một học sinh đang gặp khó khăn với một bài tập cụ thể, bạn sẽ có một số cơ sở để kết nối với chúng.

Tất cả các kiến ​​thức ngày hôm nay đều có thể dễ dàng tìm kiếm, chúng ta có thể tạo nên sự kết nối giữa niềm đam mê của học sinh và môn học.

  1. Lớp của bạn là tất cả một đội nhóm, trong môn thể thao có tên là HỌC TẬP

Xây dựng các hoạt động tạo dựng văn hóa lớp học, để học sinh thấy rằng, lớp học là một đội nhóm. Mặc dù có vẻ trái ngược, nhưng việc coi lớp học của bạn như một đội nhóm thực sự, có thể giúp cho những điểm mạnh của từng các nhân riêng lẻ tỏa sáng. Một số học sinh là những nhà lãnh đạo giỏi, một số giỏi giải câu đố, một số là những người có tư duy sáng tạo, một số là những nhà tổ chức giỏi,… Vấn đề là tất cả các học sinh đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, và điều đó thật tuyệt vời. Chúng ta làm việc cùng nhau như một NHÓM. Trong môi trường này, mỗi học sinh có thể mang những thế mạnh của riêng mình, và thực sự để cho tính cách cá nhân được tỏa sáng. Đây là một cách tuyệt vời để tăng cường sự tự tin – yếu tố giúp học sinh trở thành người học hiệu quả.

  1. Chú ý đến các phản hồi từ học sinh

Là nhà giáo dục, chúng ta phải có nhiều yếu tố. Một nhà lãnh đạo đầy quyền lực, một hướng dẫn đầy phiêu lưu, một đôi tai biết lắng nghe, và nhiều hơn nữa… Có thể khó biết phẩm chất nào là tốt nhất để phù hợp với tất cả học sinh – với sự đa dạng về tính cách, sở thích và phong cách học tập. Hãy theo dõi học sinh, cả những phản hồi tích cực và tiêu cực (đặc biệt là từ những học sinh trầm tính hơn, những học sinh hướng ngoại) có thể cho chúng ta trở thành giáo viên hiệu quả hơn. Nó giúp chúng ta có thể quản lí lớp học mà không trở thành nhà độc tài. Hãy chú ý đến những câu trả lời khác nhau mà bạn nhận được từ học sinh. Những phản hồi này có thể là dấu hiệu cho thấy học sinh cần thêm sự giúp đỡ hoặc sự tự tin, cho phép bạn bước vào thế giới của con, để động viên, để giúp đỡ trước khi vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát.

Dạy một lớp đông có thể là một nhiệm vụ khó khăn và thử thách. Chú ý đến từng chi tiết là chìa khóa để quản lý thời gian của bạn một cách hiệu quả trong việc kết nối với học sinh và chạm đến trái tim của chúng. Mặc dù có thể khó khăn, nhưng nó sẽ có ích cho việc giảng dạy, và học tập của học sinh, giúp học sinh thích thú với lớp học.

Bài viết này được viết bởi tác giả Maddy Rafter. Maddy là giáo viên dạy trong các nhà trường từ tiểu học đến trung học. Cô một giáo viên kịch và cũng là một gia sư ở Vancouver, B.C., cô có một quan điểm độc đáo về giảng dạy và kết nối với các học sinh của mình.

Tham khảo tài liệu: Xây dựng cộng đồng lớp học kết nối

Tham khảo tài liệu: 101 hoạt động hình thành kỹ năng xã hội cho học sinh

Nguồn: Táo Giáo Dục

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *