Trường Học Hạnh Phúc: Tất Cả Chúng Ta Là Những Người Tạo Dựng

Tất cả các giáo viên đều biết rằng bầu không khí trong trường học đóng góp nhiều vào sự thành công của học sinh cũng như chương trình giảng dạy. Quan trọng hơn, nó có ảnh hưởng lớn  đến việc một đứa trẻ có phát triển tình yêu học tập và tình yêu đối với cuộc sống  hay không.

Khó khăn của việc tạo ra một bầu không khí tích cực còn lớn hơn cả cuộc tranh luận về việc liệu các trường học có cần trở thành mục tiêu định hướng và có trách nhiệm hơn đối với kết quả của học sinh hay không. Đó là về việc biến trường học thành nơi học sinh cảm thấy được thử thách nhưng có khả năng thực hiện, nơi chúng học tập vất vả nhưng được tận hưởng, nơi thành tích là kết quả nhưng không phải là mục tiêu duy nhất.

Tất nhiên, mặc dù các trường thường xuyên gợi mở và tạo sự hấp dẫn khi nói về những điều cực kỳ tuyệt vời, đây vẫn là một vấn đề quá phức tạp và cần thiết để thảo luận.

Việc tạo ra một bầu không khí yêu thương tích cực là trách nhiệm chung của các giáo viên và cộng đồng cha mẹ.

Tôi muốn làm rõ hai luận điểm:

  • Đầu tiên là khi trách nhiệm tạo ra một môi trường hạnh phúc yêu thương ở trường là của các phụ huynh và giáo viên với một vai trò quan trọng.
  • Thứ hai là làm cho trường học trở thành một nơi hạnh phúc cũng đáng để dành thời gian như phát triển chương trình giảng dạy của trường.

Việc tạo ra một bầu không khí yêu thương tích cực là trách nhiệm chung của các chuyên gia và cộng đồng cha mẹ. Nó sàng lọc từ trên xuống khi toàn bộ đội ngũ giáo viên ở cùng một triết lý giáo dục, có cùng mục tiêu và cách thức để đạt được điều đó, được mọi người hiểu rõ và hoàn toàn tin tưởng. Khi mọi người cảm thấy rằng sự đóng góp của mỗi người là điều cần thiết.

Ví dụ nếu phương pháp quản lý và kỷ luật lớp học của trường là nỗ lực chung của giáo viên và ban giám hiệu, nó tạo điều kiện cho sự hòa thuận trong toàn trường. Khi cả giáo viên và ban giám hiệu đều đứng trên cùng lập trường và ủng hộ cho vai trò của nhau, học sinh sẽ biết những gì được mong đợi ở chúng và hậu quả của việc không tuân thủ là gì. Điều này tạo nên cảm giác an toàn và thúc đẩy trách nhiệm cá nhân trong mỗi học sinh. Nó cũng tạo ra một bầu không khí dễ chịu và thoải mái.

Nó cũng được thấm nhuần từ dưới lên. Khi các giáo viên không thoải mái với trách nhiệm và các yêu cầu ràng buộc, họ sẽ lên kế hoạch với cùng một ý niệm về môi trường đó. Đó là khi giáo viên cảm thấy quá tải và không chắc chắn liệu họ có thể đáp ứng những hi vọng viển vông hay không, họ vô tình điều khiển một bầu không khí căng thẳng và bất an trong lớp học

Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng các trường học được yêu cầu gánh vác trách nhiệm ngày càng tăng đối với việc nuôi dạy con trẻ. Những kỳ vọng của một giáo viên cách đây nửa thế kỷ không bao gồm các loại trách nhiệm phát triển xã hội và cảm xúc mà chúng ta hiện đang mong đợi. Cũng không có trường nào chịu trách nhiệm cho một “đứa trẻ bị bỏ lại phía sau”. Giáo viên chưa bao giờ được chuẩn bị tốt hơn về chuyên môn hoặc tận tâm hơn cho hạnh phúc của “toàn bộ trẻ em”. Phụ huynh có thể đóng góp vào việc tạo ra một bầu không khí trường học tích cực bằng cách đánh giá cao những nỗ lực của giáo viên khi đảm nhận một công việc đòi hỏi sự cam kết toàn tâm toàn ý.

Đó là những điều mà các giáo viên đánh giá cao. Không phải họ không mong muốn được tăng lương, nhưng nếu chỉ tăng lương sẽ không tạo nên một môi trường hạnh phúc. Có khi chỉ là một lời chúc, lời nhắn, một thông báo nhỏ hay đôi lúc là cảm ơn giáo viên mới một nụ cười. Ngoài ra, bọn trẻ cũng cần được nghe nhận xét đánh giá cao về trường học và nhân viên của trường, cũng như ở nhà.

Điểm thứ hai: Một phụ huynh đã từng nói với tôi “Tôi không quan tâm con trai tôi học được bao nhiêu miễn là nó có thời gian phù hợp để làm điều đó”. Tất nhiên điều anh ấy muốn nói là, nếu đứa trẻ học cách yêu thích quá trình học tập thì bao nhiêu nền tảng kiến thức trong bất kỳ văn bản nào cũng không quan trọng.

Có nhiều cách mà qua đó một giáo viên làm cho chương trình học tập trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Các hoạt động thực hành sáng tạo giúp trao quyền cho một đứa trẻ đang gặp khó khăn với các yêu cầu của chương trình giảng dạy. Thay đổi việc học dựa vào văn bản bằng việc học sinh khám phá theo định hướng học tập dựa trên và các hoạt động tự thúc đẩy làm mất đi những sự giống nhau của cuộc sống hàng ngày trong lớp học. Tuần trước, một bạn trẻ đã so sánh cuộc sống ở trường với trải nghiệm cắm trại: “Khi cắm trại, cô không bao giờ biết được có những điều thú vị nào sẽ xảy ra, nhưng ở trường thì ngày nào cũng giống nhau”

Dạy học phân hóa một cách sáng tạo giúp giáo viên đáp ứng nhu cầu cá nhân của học sinh. Tất cả chúng ta đều nhận ra một thực tế rằng khi học sinh cảm thấy có năng lực, chúng sẽ thực hiện được những điều mà giáo viên mong đợi, nó cảm thấy thành công và có thể thành công và tạo nên thành công. Nhưng đó là một cuộc thảo luận cho một thời điểm khác.

Mặc dù nó sẽ thể hiện rằng hầu hết trách nhiệm của việc giảng dạy sáng tạo thuộc về giáo viên và ban giám hiệu, phụ huynh cũng có thể đóng một vai trò quan trọng. Phụ huynh có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cả chương trình và các hoạt động ngoại khóa. Các hội phụ huynh có thể hợp tác với giáo viên để tạo ra các nguồn lực có sẵn về cả nhân lực và vật chất, nó sẽ trao cơ hội và khuyến khích giáo viên sáng tạo hơn và lên kế hoạch cho những điều chúng ta chỉ dám mơ ước. Mỗi năm, một chuyến đi thực địa hoặc một buổi trình diễn có thể được phát triển thành  các hoạt động sáng tạo hàng ngày, có thể làm cho lớp học trở thành nơi thực sự đáng nhớ.

Làm cho trường học trở thành một nơi thú vị để sống và học được một điều thú vị để làm là một mục tiêu mà tất cả chúng ta đều hướng đến vì tương lai của những đứa trẻ.

Nguồn: Táo Giáo Dục

Tham khảo bộ công cụ : Xây dựng cộng đồng Lớp học kết nối

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *