Tổ chức câu lạc bộ đọc sách_60 hoạt động & 16 dự án
Các hoạt động cuốn sách này được thiết kế để thúc đẩy học sinh tham gia thảo luận và làm việc nhóm cùng nhau về các cuốn sách của chúng.
Tài liệu thích hợp cho học sinh từ lớp 4 đến THCS.
Tài liệu được chia thành 3 phần, gồm:
Phần 1: Hướng dẫn tổ chức câu lạc bộ đọc sách
- Tại sao nên tổ chức câu lạc bộ Đọc sách – Góc nhìn của giáo viên
- Hướng dẫn tổ chức câu lạc bộ đọc sách
- Gợi ý hướng dẫn học sinh lựa chọn sách
- 40 câu hỏi gợi ý thảo luận cho học sinh (dành cho mọi thể loại và các thể loại khác nhau)
- Các biểu mẫu hữu ích cho câu lạc bộ Đọc sách
-
Các việc cần làm khi tham gia câu lạc bộ
-
Các quy tắc trong câu lạc bộ
-
Kế hoạch thảo luận câu lạc bộ đọc sách
-
Phiếu chuẩn bị cho buổi họp câu lạc bộ
-
Poster hướng dẫn cách trình bày quan điểm
-
Bàn tròn đọc sách – 5 vai trò khi thảo luận
-
Phiếu đánh giá dự án nhóm
-
Phiếu tự đánh giá dành cho học sinh
-
Phiếu suy ngẫm sau buổi họp câu lạc bộ
-
Phần 2: 60 hoạt động thảo luận sáng tạo, được thiết kế dưới dạng các câu hỏi mở kích thích tư duy của học sinh
Phần 3: 16 dự án sáng tạo “Cuốn sách nhỏ của tôi” để học sinh có thể cùng nhau thực hiện dự án theo nhóm, thiết kế và tạo dựng các cuốn sách mới từ các cuốn sách chúng đang đọc.
Với tư cách là một giáo viên và một phụ huynh, tôi cảm thấy thất vọng với những bài tập “Đọc và trả lời câu hỏi ở cuối bài” phổ biến mà tôi thấy lũ trẻ mang từ trường về nhà. Mặc dù các câu hỏi có một câu trả lời đúng vẫn có chỗ đứng, nhưng chúng hiếm khi đòi hỏi ở học sinh sự tương tác chu đáo với văn bản. Do đó, chúng ta phải mang đến các hoạt động đọc-phản hồi để thu hút người đọc vào công việc suy nghĩ và đầy thử thách, cho chúng tiếp cận với các kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo, đồng thời giúp chúng khám phá các cách xử lý thông tin khác nhau. Đó chính là điểm khởi đầu của các hoạt động trong tài liệu này.
Cuốn sách này cung cấp các hoạt động thảo luận hấp dẫn cao có thể được sử dụng với bất kỳ bài tập đọc nào. Các hoạt động phản hồi sau khi đọc này khuyến khích học sinh kết nối với văn bản theo những cách có ý nghĩa hơn là chỉ đơn giản là mổ xẻ nó để tìm “một câu trả lời đúng”. Vấn đề với những câu hỏi có một-câu-trả-lời-đúng là khi đã xác định được câu trả lời đúng, việc học thường kết thúc ở đó. Học sinh cần có tư duy tốt hơn trong việc phát triển ý tưởng hơn là xác định mục tiêu trả lời đúng. Bằng cách mở rộng các loại câu hỏi mà chúng ta đặt ra cho học sinh và mở ra cánh cổng cho những câu trả lời chu đáo hơn, chúng ta đang tạo không gian cho những suy nghĩ khác nhau trong lớp học.
Hãy cùng học sinh tổ chức những giờ đọc sách thú vị và đầy sáng tạo!
—
Tham khảo các tài liệu môn Văn học đọc: https://taotailieu.com/danh-muc/mon-hoc/van-hoa-doc/
Cá voi đọc sách – Đánh thức người đọc bên trong mỗi đứa trẻ
Chúng tôi mong đợi mang lại cho học sinh sự hứng thú với việc đọc sách thông qua những ý tưởng hoạt động sáng tạo.
Chúng tôi mong muốn hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức các tiết Đọc sách hiệu quả với những công cụ tiện dụng, chi tiết và cụ thể cho từng tiết học.
Chúng tôi mong được đồng hành cùng các bậc phụ huynh trong hành trình nuôi dưỡng và phát triển cùng con thông qua việc đọc sách.