Tổ chức tiết học đọc sách hiệu quả – 30 bài học nhỏ cần hướng dẫn học sinh
Ngày nay, hầu hết các trường học đều có thư viện được trang bị khá tốt với nhiều loại sách. Nhiều trường còn có thư viện riêng của từng lớp học. Tuy nhiên, đọc cái gì, đọc như thế nào vẫn còn là một câu chuyện đối với giáo viên. Tôi đã thấy rất nhiều giáo viên, thủ thư cảm thấy hoang mang khi được giao nhiệm vụ hướng dẫn tiết đọc sách cho học sinh. Nhiều giáo viên cảm thấy lúng túng, công việc mà họ làm đơn giản chỉ là di chuyển học sinh xuống thư viện rồi cùng đọc một cuốn sách. Hay cho mỗi học sinh được chọn một cuốn sách trong thư viện và ngồi đọc trong yên lặng. Còn giáo viên chỉ làm công việc là giữ trật tự hay giúp học sinh lấy sách ra và cất sách vào.
Điều này khiến cho việc đọc sách trở nên nhàm chán. Học sinh không được tạo môi trường đọc hiệu quả, không được dạy các chiến thuật và kỹ năng cần thiết, không được trang bị những kiến thức về cách đọc và đặc trưng của từng thể loại sách. Những yếu tố đó khiến cho tiết đọc sách trở nên hình thức và không mang lại hiệu quả đối với học sinh.
Xuất phát từ những lý do đó mà Dự án Cá voi đọc sách đã xây dựng và biên soạn bộ tài liệu “Tổ chức tiêt học đọc sách hiệu quả – 30 bài học nhỏ cần hướng dẫn học sinh”.
Xem preview tại đây
Phần 1: Các bài học nhỏ trong giờ đọc sách
- 1. Bài học nhỏ là gì?
- 2. Vị trí của bài học nhỏ trong giờ đọc sách
- 3. Nội dung các bài học nhỏ trong tiết học đọc sách
- 4. Cách tổ chức bài học nhỏ
- 5. Những điều cần lưu ý khi tổ chức bài học nhỏ
Phần 2: 30 bài học nhỏ cần hướng dẫn học sinh trong tiết học đọc sách
Bài học nhỏ về các quy trình trong giờ đọc sách
- Bài 1 – Sẵn sàng cho Bài học nhỏ
- Bài 2 – Thói quen lắng nghe tốt
- Bài 3 – Giới thiệu về Hội thảo đọc sách
- Bài 4 – Các quy tắc của Hội thảo đọc sách
- Bài 5 – Chia sẻ theo cặp – Quay mặt lại và trao đổi cùng nhau
- Bài 6 – Chia sẻ toàn lớp – Khi nào và như thế nào
- Bài 7 – Hoạt động chia sẻ – Phản hồi và đặt câu hỏi
- Bài 8 – Giữ gìn và bảo quản sách
- Bài 9 – Lựa chọn cuốn sách phù hợp
- Bài 10 – Quyết định từ bỏ một cuốn sách
- Bài 11 – Quản lý thư viện lớp học
Bài học nhỏ về các chiến thuật và kỹ năng đọc:
- Bài 12 – Cách giới thiệu sách cho người khác
- Bài 13 – Nhật ký đọc sách
- Bài 14 – Giới thiệu về Nhật ký phản hồi người đọc
- Bài 15 – Sử dụng Nhật ký phản hồi người đọc
- Bài 16 – Thực hành ghi Nhật ký phản hồi người đọc
- Bài 17 – Người đọc giỏi đưa ra dự đoán
- Bài 18 – Người đọc giỏi sử dụng hình ảnh
- Bài 19 – Người đọc giỏi đọc lại
- Bài 20 – Người đọc giỏi phân tích từ vựng
- Bài 21 – Tổng kết các chiến thuật của người đọc giỏi
Bài học nhỏ về đặc trưng và cách đọc các thể loại sách
- Bài 22 – Giới thiệu về thể loại sách Hư cấu và Phi hư cấu
- Bài 23 – Đặc trưng của thể loại Hư cấu: Nhân vật
- Bài 24 – Đặc trưng của thể loại Hư cấu: Bối cảnh
- Bài 25 – Đặc trưng của thể loại Hư cấu: Vấn đề/ Giải pháp
- Bài 26 – Ôn tập các đặc trưng của thể loại Hư cấu
- Bài 27 – Đặc trưng của thể loại phi hư cấu: Mục lục và Bảng tra cứu thuật ngữ
- Bài 28 – Đặc trưng của thể loại phi hư cấu: Bảng chú giải thuật ngữ
- Bài 29 – Đặc trưng của thể loại phi hư cấu: Hình ảnh đồ họa và chú thích
- Bài 30 – Ôn tập các đặc trưng của thể loại phi hư cấu
Hướng dẫn sử dụng:
Các thầy cô sẽ sử dụng bộ tài liệu này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất:
- Nội dung bộ tài liệu sẽ phù hợp nhất cho việc dạy đọc sách cho học sinh Tiểu học (lớp 4, 5) và học sinh ở bậc THCS.
- Giáo viên sẽ lựa chọn một phần hoặc toàn bộ các bài học nhỏ, để xây dựng chương trình đọc sách trong suốt năm học cho học sinh.
- Các bài học nhỏ này có thể được dạy vào tiết đọc sách trong thư viện, giờ đọc sách tại lớp.
- Thời lượng dành cho các bài học này khá linh hoạt, có thể kéo dài từ 15 phút – 45 phút.
- Đối với một số trường có tiết chủ nhiệm đầu giờ, giáo viên có thể chọn 1 – 2 tiết trong tuần để dạy các nội dung của bài học nhỏ.
Hi vọng rằng, bộ tài liệu sẽ là cuốn cẩm nang cần thiết, là công cụ hữu ích dành cho các giáo viên và những người làm công việc hướng dẫn tiết đọc sách cho học sinh. Với những nội dung thực tế, những ý tưởng sáng tạo, những quy trình chi tiết và cụ thể, chắc chắn sẽ giúp các thầy cô tự tin hơn khi tổ chức hướng dẫn hoạt động đọc sách trong năm học. Từ đó mang lại cho học sinh những trải nghiệm sinh động, hấp dẫn, thú vị và ý nghĩa trong quá trình đọc sách.
Cá voi đọc sách – Đánh thức người đọc bên trong mỗi đứa trẻ
Xem thêm tài liệu tại: Cavoidocsach.vn